10 lợi ích của đậu xanh với sức khỏe có thể làm bạn ngạc nhiên.

tháng 3 20, 2019
Chúng ta mới chỉ biết đến hạt đậu xanh với vai trò là một nguyên liệu để chế bến đồ ăn, thức uống và không hề biết rằng đậu xanh còn có công dụng tuyệt vời trong ngăn ngừa và điều trị một số bệnh. Dưới đây là 10 lợi ích của đậu xanh đối với sức khỏe con người, cùng tìm hiểu nhé.

Đậu xanh là một trong những thực phẩm quen thuộc của người Việt nhưng có rất nhiều công dụng bao gồm chất chống oxy hóa, thuốc chống vi trùng, chống viêm, hạ huyết áp, chống đái tháo đường và chống ung thư. Nó cũng là một nguồn protein cao, chất xơ, chất chống oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe.

Dù phổ biến và có giá thành rẻ nhưng hàm lượng dinh dưỡng cao của đậu xanh làm cho nó hữu ích trong việc chống lại một số bệnh mãn tính liên quan đến tuổi tác, đặc biệt là:

1. Đậu xanh ngăn ngừa ung thư, kiểm soát tiểu đường

Ít ai biết rằng loại hạt dễ kiếm, có ở ngay trong nhà bếp của bạn lại có công dụng ngăn ngừa ung thư, kiểm soát tiểu đường hiệu quả.

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, ích khí lực, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng.



Đậu xanh thường được chế biến dưới nấu cháo ăn, hoặc nấu nước uống trong các trường hợp: cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều), đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, phụ nữ có thai bị nôn ọe.

Trong đậu xanh có chứa 14% nước, 24,3% protein, 2,4$ lipid, 53,10% glucid, giàu acid amin cùng các chất vi lượng và vitamin A, B1, B2, PP, C.

Lượng chất xơ hòa tan có trong đậu xanh giúp làm giảm sự hấp thu các chất béo thừa, nhất là cholesterol. Đồng thời nó giúp ổn định lượng đường máu sau bữa ăn nên tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Nhờ đó bệnh nhân kiểm soát được cân nặng, mỡ máu, đường máu giảm thiểu các biến chứng xảy ra.

Ngoài ra, các flavonoid ở vỏ đậu xanh còn có tác dụng tốt lên hệ miễn dịch giúp tăng cường miễn dịch và giảm đề kháng insulin.

Theo YHCT, đậu xanh có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng. Vỏ đậu xanh có vị ngọt, tính mát, không độc giải nhiệt tốt.

2. Chữa bệnh gút hiệu quả với đậu xanh

Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…

chữa bệnh gut hiệu quả với đậu xanh

Cách chữa trị bệnh gút bằng bài thuốc dân gian với đậu xanh là: 
  • Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ (không cho thêm gia vị). 
  • Người bị bệnh ăn một bát thay cơm vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy; ăn một bát vào buổi tối trước khi đi ngủ. 
  • Người bệnh nên duy trì chế độ ăn như vậy liên tục trong 30 ngày.Nếu đau có thể dùng thêm bài thuốc đắp ngoài da: Hành ta (3 củ), lá ngải (một nắm), nước gừng tươi, giã đắp vào chỗ đau mỗi ngày thay một lần).

3.Đậu xanh giúp tim khỏe

Đậu xanh chứa các chất kháng viêm và mức cao vitamin B phức hợp, có công dụng tăng thêm sức khỏe các mạch máu. Ngoài ra, đậu xanh còn giúp giảm mức triglyceride và cholesterol xấu, nên rất có ích cho sức khỏe tim.

4.Giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt

Vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đặc biệt là làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt.

5. Đậu xanh Ngăn ngừa ung thư dạ dày

Đậu xanh chứa hàm lượng cao chất chống ôxy hóa coumestrol – một loại polyphenol giúp bảo vệ sức khỏe. Các hợp chất phytonutrient chứa trong hạt đậu xanh có tác dụng phòng tránh, ngăn ngừa ung thư dạ dày.

6.Đậu xanh tốt cho người tiểu đường và giảm cân

Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol.

Do đó, đậu xanh giúp người béo kiềm chế sự thèm ăn và giảm lượng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời đậu xanh giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.


7.Đậu xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch

Nếu bạn ăn một chén cháo đậu xanh nấu chín mỗi ngày giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, hạ thấp 20% lượng cholesterol trong 3 tuần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp giảm 40%.

Chất xơ trong đậu xanh còn có khả năng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, do đó giúp ngăn ngừa chứng ung thư ruột kết.

8. Giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt

Vitamin B trong đậu xanh như vitamin B6 và folate đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự dao động của hormone, có liên quan đến đau bụng ngày "đèn đỏ". Ngoài ra, hai chất này và lượng magiê trong đậu xanh cũng giúp giảm bớt các triệu chứng như: chuột rút, đau đầu, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi và đau cơ.


9. Tăng thị lực

Carotenoid zeaxanthin và lutein trong đậu xanh giúp giảm nguy cơ thoái hoá hoàng điểm. Chúng ngăn chặn sự suy giảm thị lực bằng cách giảm căng thẳng trên mắt trong khi vẫn duy trì tầm nhìn và chức năng hoạt động của mắt.

10. Giúp phát triển thai nhi

Axit folic trong đậu xanh giúp phát triển bào thai, cụ thể nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trái tim, não và hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. Cung cấp axit folic đầy đủ cũng có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Những lưu ý khi dùng đậu xanh

Những ai không nên uống nước đậu xanh?

  • Người có thể chất hàn (lạnh): Những người có biểu hiện chân tay lạnh, thiếu sinh lực, chân và lưng đau nhức, đi ngoài phân lỏng. Nếu ăn đậu xanh sẽ khiến bệnh tình ngày một nặng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy (nghiêm trọng hơn sẽ bị mất nước). 
  • Nhóm người cơ địa hàn khi ăn đậu xanh quá nhiều sẽ làm khí huyết ngưng trệ, cơ bắp, các khớp đau nhức, dẫn đến các bệnh liên quan đến tiêu hóa như viêm dạ dày mãn tính, tì vị lạnh.
  • Người có thể chất suy nhược: Vì hàm lượng protein có trong đậu xanh còn nhiều hơn cả thịt gà, các đại phân tử protein cần tác động của chất men xúc tác mới chuyển hóa thành các peptide nhỏ, khi đó các axit amin mới được hấp thụ vào cơ thể. Chức năng tiêu hóa của những người có thể chất suy nhược thường khá yếu, dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy.

Thời điểm không nên ăn đậu xanh:
  • Khi đói không nên ăn đậu xanh bởi đậu xanh có tính hàn, khi đói ăn sẽ không tốt cho dạ dày. 
  • Nếu ăn đậu xanh với một lượng thích hợp sẽ không có vấn đề gì. Người lớn thường ăn 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần một cốc là đủ. 
  • Trẻ nhỏ nên dựa vào cơ địa của trẻ để định lượng thích hợp. Thông thường, trẻ nhỏ từ 2 – 3 tuổi lúc bắt đầu ăn cháo, có thể cho thêm một chút đậu xanh. Trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể ăn theo lượng của người lớn. 
  • Người bình thường nếu ăn quá nhiều đậu xanh có thể dẫn đến các bệnh về đường ruột như lạnh bụng, tiêu chảy. Còn phụ nữ ăn quá nhiều đậu xanh sẽ dẫn đến các bệnh phụ khoa như bạch đới, trướng bụng, đau bụng kinh…

Công dụng của đậu xanh tuy rất nhiều, nhưng các bạn nên nhớ lưu ý trong quá trình dùng nhé.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »