Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang là dấu hiệu bệnh gì?

tháng 6 06, 2019

Đau đầu gối khi leo cầu thang có thể có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Các bệnh như: thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, tràn dịch khớp gối, khô khớp gối... đều có thể gây ra tình trạng này.

Nguyên nhân đau đầu gối khi leo cầu thang

Do đầu gối bị tổn thương

Giãn dây chằng, đứt dây chằng: Việc dây chằng bị kéo căng quá khả năng gây ra giãn dây chằng. Khi bị chấn thương mạnh hoặc khi có những hoạt động đột ngột nơi đầu gối có thể gây đứt dây chằng. Dây chằng bị giãn hay đứt đều gây đau nhức ở đầu gối. Rách gân: Thường xảy ra khi cơ không được khởi động trước khi thực hiện các động tác mạnh sẽ dễ bị căng gân, căng cơ.



Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến các tia gân bị rách sẽ gây sưng viêm và kéo theo các cơn đau khớp gối Bị nhuyễn sụn ở xương bánh chè: Đây là hiện tượng thường xảy ra với người hay vận động vùng đầu gối nhiều, đặc biệt với những người thường phải chạy nhiều như vận động viên điền kinh. 

Viêm gân bánh chè: xảy ra khi có các tổn thương ảnh hưởng đến phần dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển. Từ đó gây ra tình trạng đau khớp đầu gối.

Đau đầu gối khi leo cầu thang là bệnh gì?

Nếu loại trừ các nguyên nhân khách quan như chấn thương, gặp các vấn đề về dây chằng đầu gối (gân) thì việc đau đầu gối khi leo cầu thang chỉ có thể xuất phát từ những căn bệnh sau:

- Bệnh thoái hóa khớp gối: là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn, từ đây sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm thiểu dịch khớp gối. Chính tình trạng này gây ra cảm giác đau đớn khi bệnh nhân vận động khớp gối: leo cầu thang đau, đứng lên đau, ngồi xuống đau...



- Bệnh viêm khớp gối: là tình trạng viêm xảy ra ở các mô quanh khớp gối, với các biểu hiện chính là sưng, nóng, đỏ, đau ở vị trí khớp gối. Hiện tượng này gây ra đau đớn cho bệnh nhân bất kể khi có hoặc không vận động.

- Bệnh tràn dịch khớp gối: là hiện tượng dịch khớp tràn ra khỏi ngoài ổ khớp gây viêm, sưng một bên đầu gối. Hiện tượng này thường gặp khi khớp gối bị va đập chấn thương. Tràn dịch khớp gối làm bệnh nhân khó khăn khi co duỗi, vận động bất kể là đứng lên hay ngồi xuống.

- Bệnh khô khớp gối: là hiện tượng giảm tiết dịch khớp gối, trái ngược với tình trạng tràn dịch khớp gối. Khi dịch khớp bị thiếu hụt, khớp gối không được bôi trơn làm các động tác như co, duỗi khớp sẽ không được trơn tru, đứng lên ngồi xuống sẽ có thể gặp cảm giác đau. Bệnh thường mắc kèm với thoái hóa khớp gối.

- Bệnh Gout: là sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp gây nên tình trạng sưng, đau tại các khớp. Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay.


Cần làm gì để làm giảm cơn đau đầu gối khi lên xuống cầu thang

Khi bị đau khớp gối, mọi sinh hoạt của người bệnh đều ảnh hưởng, đặc biệt là việc lên xuống cầu thang rất khó khăn. Sau đây là các giải pháp đơn giản giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cảnh này!
  • Chế độ ăn uống hợp lý

Việc bạn ăn gì trong mỗi bữa cơm có tác động không nhỏ tới tình trạng đau khớp gối, đây là điều mà ít người chú ý tới. Chế độ ăn hợp lý cho người bị đau đầu gối cũng rất quan trọng giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Một số lưu ý về chế độ ăn uống dành cho người bị đau khớp gối:

– Nên ăn trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, xoài, nho, đu đủ, kiwi… vì chúng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống viêm, chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa khớp, giảm đau khớp.



– Tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều omega 3 như cá thu, cá trích, cá hồi, cá ngừ; hạnh nhân, quả óc chó… Bên cạnh đó, đậu tương cũng là loại thực phẩm tốt cho người bị đau khớp gối do nó chứa nhiều hormone thực vật và có tính kháng viêm rất cao. Người bệnh nên ăn đậu tương liên tục trong 3 tháng để giảm đau khớp.

– Hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm, chứa nhiều dầu mỡ vì chúng khiến tình trạng viêm, đau nhức tăng lên.

– Tránh ăn nhiều muối vì nó khiến cơ thể giữ nước, làm các mạch máu giãn nở, tĩnh mạch sưng lên, gây áp lực trên các khớp bị viêm và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.

– Hạn chế uống rượu, bia và các loại đồ uống chứa caffeine.
  • Vận động khoa học

Những trường hợp bị đau khớp gối nói riêng và mắc bệnh xương khớp nói chung cần thường xuyên vận động, không nên ngồi một chỗ vì có thể khiến bệnh nặng hơn, dễ gây cứng khớp.

Hàng ngày, người bệnh nên tập thể dục nhẹ nhàng trong 30 phút. Tùy theo tình trạng sức khỏe của bản thân mà người bệnh lựa chọn bộ môn thể dục phù hợp như: đi bộ, bơi lội, yoga… Tránh tập các môn thể thao vận động mạnh, đối kháng như bóng đá, tennis …


  • Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt là biện pháp giúp giảm đau khớp rất hiệu quả. Đối với trường hợp đau khớp gối, người bệnh có thể áp dụng cách xoa bóp, bấm huyệt như sau: Ngồi gập đầu gối, dùng đầu ngón tay giữa ấn vào chỗ lõm phía dưới xương bánh chè. Vừa thở hơi ra từ từ vừa bấm mạnh vào đó trong 6 giây. Người bệnh có thể thực hiện nhiều lần trong ngày và cần kiên trì trong thời gian dài.

Trong trường hợp đau khớp gối do thoái hóa khớp thì người bệnh có thể áp dụng 2 cách sau đây:

- Day khớp gối: Duỗi thẳng chân, dùng 2 tay đặt lên hai xương bánh chè rồi day tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần. Sau đó, day theo chiều ngược lại tiếp 20 lần.

- Vận động khớp gối: Ngồi trên giường, cẳng chân vuông góc với đùi, hai tay ôm lấy một bên khớp gối co duỗi nhẹ nhàng khoảng 20 lần. Sau đó, làm tương tự với chân còn lại.

Với những thông tin hữu ích trên chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về hiện tượng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang. Nếu có gì liên quan tới bệnh đau xương khớp thắc mắc hãy chia sẽ với chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp, tư vấn cho bạn bất cứ lúc nào. 

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »